Xem ngày mua ngựa, mua trâu

Để biết ngồi thiền kiết già như thế cho đúng, trước tiên ta phải hiểu ngồi kiết già là gì? Bởi thực chất nhiều người chỉ nghe nói đến phương pháp này khi thiền.

Tranh đính đá phong cảnh đẹp, sang trọng

Tranh đính đá phong cảnh kết hợp cùng mạ vàng mang đến cho không gian nhà bạn nét đẹp và sự cuốn hút riêng chỉ có ở nó.

Những điều bí ẩn về tranh trang trí sơn dầu

Tranh sơn dầu là dòng tranh rất phổ biến và được yêu thích được vẽ lên từ các chất màu được làm từ sơn dầu.

Vì sao nên xem ý nghĩa cung Nô Bộc trong lá số tử vi ?

Theo người xưa, cung Nô Bộc là cung vị chủ quản người dưới quyền hay còn gọi là mối quan hệ chủ tớ.Ngày nay, cung Nô Bộc được một số nhà nghiên cứu đổi thành “ cung Giao Hữu” . m.

Sao Thiên Cơ: Luận về đặc tính và ý nghĩa

Sao Thiên Cơ là ngôi sao quan trọng trong hệ thống thập tứ chính diệu tinh. Ngôi sao này mang nhiều đặc tính của một thiện tú khi chiếu mệnh. Vậy Thiên cơ có ý nghĩa gì, ảnh hưởng ra sao đối với vận mệnh con người?

Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

Phân biệt kim cương CVD và kim cương nhân tạo (CZ)

Nhiều người vẫn thắc mắc về kim cương tổng hợp CVD và kim cương nhân tạo (CZ) có giống nhau hay không. Hãy cũng tìm hiểu về cách phân biệt kim cương CVD và kim cương nhân tạo (CZ)


Phân biệt kim cương tổng hợp CVD và kim cương nhân tạo CZ

Để có thể phân biệt kim cương tổng hợp CVD và kim cương nhân tạo CZ chính xác nhất và tốt nhất bạn nên đến các trung tâm kiểm định đá quý uy tín có đầy đủ máy móc thiết bị kiểm định.

Kim cương tổng hợp CVD

Kim cương tổng hợp CVD là kim cương được tạo ra trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp tụ hơi hóa học CVD (chemical vapor deposition)


Sự tăng trưởng kim cương CVD diễn ra bên trong một buồng chân không chứa đầy khí có chứa carbon, như khí mê-tan.

Sẽ có một nguồn năng lượng phá vỡ phân tử khí và hút nguyên tưt carbon xuống các đĩa hạt kim cương phẳng. Thời gian để tạo ra một số tinh thể này mất khoảng vài tuần.

Số lượng chính xác phụ thuộc vào kích thước của buồng và số lượng đĩa hạt. Các tinh thể bảng thường có một cạnh thô của than chì đen và sẽ được loại bỏ bằng cách xử lý nhiệt trước khi dùng cho chế tác trang sức.

Kim cương tổng hợp CVD có đầy đủ tính chất vật lý hóa học của kim cương tự nhiên, là kim cương được tạo ra trong phòng thí nghiệm.


Giá thành của kim cương tổng hợp CVD rất cao, do việc tạo ra môi trường tương tự như tự nhiên để tạo ra kim cương là vô cùng tốn kém và đắt hơn cả chi phí khai thác kim cương trong thiên nhiên. Chính vì thế thực tế thì kim cương tổng hợp CVD rất ít xuất hiện trên thị trường trang sức.

Những viên kim cương nhân tạo ở thị trường trang sức hiện nay là những viên đá quý có tính chất quang học gần như kim cương nhưng không phải là kim cương như CZ và Moissanite.

Kim cương nhân tạo CZ

Đá CZ (Synthetic Cubic Zirconia) là viên đá hội tủ đầy đủ vẻ ngoài đặc tính quang học gần như kim cương.

Chính vì thế trên thị trường trang sức hiện nay người ta còn gọi CZ là kim cương nhân tạo

CZ là đá nhân tạo thường không có màu, nhưng trong quá trình sản xuất có thể thêm vào hợp chất oxit kim loại gây màu, vì thế có thể có màu hồng, lam, đỏ, vàng, cam, lục, tía, nâu…

Ngày nay CZ được sản xuất công nghiệp với số lượng nhiều phục vụ khoảng 80% đá quý trong ngành công nghiệp nữ trang trên toàn thế giới.


Giá thành sản xuất của kim cương nhân tạo CZ khá rẻ nhờ có kim cương nhân tạo CZ nhiều người yêu thích trang sức lấp lánh có thể dễ dàng sở hữu với mức chi phí hợp lý.

Bạn hãy xem thêm:

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2020

Quy trình chế tác nên các viên kim cương đắt giá

Kim cương là loại đá quy hiếm và đắt đỏ trên thị trường. Ngoài việc sở hữu vẻ ngoài lý tưởng, kim cương còn có độ cứng cao nhất trên thang đo Mohs làm cho việc chế tác ra một viên kim cương đẹp là khá khó khăn. Nó đồi hỏi một công đoạn dài và gian nan chẳng phải ai cũng biết. Bài viết sau sẽ cho bạn biết các công đoạn chế tác nên các viên kim cương đắt giá.
=>Xem thêm: Moissanite và kim cương tự nhiên.
Một viên kim cương giá trị cao phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn chế tác. Sau khi thành phẩm viên kim cương sẽ có giá cao hơn đến hàng chục lần. Dưới bàn tay của những chuyên gia hàng đầu những viên kim cương thô kệch sẽ trở nên tinh xào, lấp lánh hoàn mỹ

=>Xem thêm: Nhẫn kim cương moissanite.
Kim cương được hình thành sâu trong lòng đất với áp suất và nhiệt độ cực cao. Khi được khai thác lên chúng hoàn toàn ẩn sâu trong nhưng lớp đá và đòi hỏi máy móc hiện đại để khai thác cũng như phát hiện ra chúng. Khi này chúng hoàn toàn thô kệch dường như không có giá trị gì.
Sau quá trình này những viên kim cương thô được chuyển tới tay những chuyên gia chế tác. Ở đây nó sẽ được đo đạc tính toán trước khi đưa ra quyết định cắt nó như thế nào và bằng phương thức nào. Để một viên kim cương có độ khúc xạ anh sáng tốt và sau khi cắt trở nên lấp lánh nó sẽ được những chuyên gia nghiên cứu vô cùng cẩn thận. Thông thường người ta sẽ tạo ra viên kim cương với 24 mặt ở dưới và 33 mặt ở trên. quá trình chế tác một viên kim cương có thể lên đến vài tuần cho đến vài tháng.
Sau khi được chế tác và cắt gọt hoàn thiện lúc này viên kim cương sẽ tới tay các chuyên gia kiểm định và xếp loại chúng. Lúc này viên kim cương sẽ được cấp một chiếc giấy kiểm định trước khi đưa tới tay người mua.
=>Xem thêm: Bán kim cương Moissanite Hà Nội.

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2020

Nhận biết kim cương nhân tạo và kim cương tổng hợp CVD

Kim cương tổng hợp CDV và đá quý CZ mà mọi người thường gọi là kim cương nhân tạo có gì khác nhau. Phân biệt hai loại đá quý này như thế nào cùng tìm hiểu cách nhận biết kim cương nhân tạo (CZ) và kim cương tổng hợp CVD.


Kim cương tổng hợp CVD

Do kim cương tự nhiên đang dần khan hiếm cũng như quá trình khai thác kim cương tự nhiên khá khó khăn, giá thành cao không đủ cung để đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp và thị trường trang sức.

Kim cương tổng hợp là một sự lựa chọn hợp lý hơn so với kim cương tự nhiên khi sở hữu các đặc tính hoàn toàn như kim cương tự nhiên chỉ khác nhau về nguồn gốc xuất xứ.

Hiện nay có hai cách để tạo ra kim cương tổng hợp đó là phương pháp truyền thống được gọi là phương pháp áp suất cao, nhiệt độ cao (HPHT-high pressure, high temperature): kim cương được tăng trưởng bên trong một hợp kim nóng chảy gồm sắt (Fe), nickel (Ni) hoặc cobalt (Co).

Phương pháp mới hơn được gọi là phương pháp tích tụ hơi hóa học (CVD- chemical vapor deposition): kim cương được tăng trưởng từ khí có chứa nguyên tử carbon (như là methan) bên trong buồng chân không


Trong nền chế tác trang sức người ta ưa chuộng sử dụng kim cương tổng hợp CVD hơn là kim cương HPHT bởi kim cương CDV có chất ngọc học, sự phân bố màu, cấu trúc dải khi quan sát dưới ánh sáng phân cực, độ tinh khiết cao hơn.

Do phải trải qua quá trình tổng hợp trong phòng thí nghiệm đòi hỏi nhiều yêu cầu cao và khó khăn, giá thành của kim cương tổng hợp CVD không hề rẻ bằng một nửa kim cương tự nhiên và cao hơn nhiều với các loại đá tương tự kim cương khác

Kim cương nhân tạo CZ

Cubic Zirconia (CZ) được viết tắt là CZ, ECZ là một dạng tinh thể nhân tạo được tạo ra từ quá trình tinh chế hỗn hợp với thành phần bột zirconium oxide có độ tinh khiết cao ở nhiệt độ, áp suất lớn.

Đa phần các cửa hàng trang sức người ta sẽ gọi đá CZ với cái tên là kim cương nhân tạo. Do CZ có các đặc tính vật lý, hóa học, quang học, không thua kém gì kim cương tự nhiên.

Trên thang đo độ cứng Mohs kim cương nhân tạo CZ có độ cứng 8 – 8,5, độ cứng khá cao nên được dùng nhiều trong việc chế tác trang sức.


Kim cương nhân tạo CZ rất phổ biết trên thị trường trang sức hiện nay chiếm khoảng 80% thị trường bởi giá thành rẻ, tính quang học tương tự kim cương, dễ chế tác.

Nhận biết kim cương nhân tạo và kim cương tổng hợp CVD

Về mặt bản chất kim cương tổng hợp CVD là kim cương được tạo ra trong phòng thí nghiệm có tính chất vật lý hóa học hoàn toàn giống kim cương tự nhiên.



Yếu tố
Kim Cương Tự Nhiên
Kim cương tổng hợp CVD
Kim cương nhân tạo CZ
Nhận xét
Thành phần hóa học
C
C
ZR02

Trọng lượng riêng
3.52
3.52
5.80(+-0.20)
Kim cương nhân tạo CZ nặng hơn kim cương tổng hợp CVD
Chiết xuất
2.417
2.417
2.150(+-0.030)
Kim cương nhân tạo CZ có độ tán sắc gần giống kim cương tự nhiên 
Độ cứng
10
10
8.5
Độ cứng của kim cương nhân tạo CZ thấp hơn kim cương tổng hợp CVD
Tính dẫn nhiệt
Dẫn nhiệt tốt
Dẫn nhiệt tốt
Không dẫn nhiệt

Vết vỡ
Vỏ sò đến mảnh vụn
Vỏ sò đến mảnh vụn
Vỏ sò

Bề mặt chế tác
Rất bóng, cạnh sắc nét
Rất bóng, cạnh sắc nét
Bóng, cạnh giác hơi tròn không sắc xảo

Nguồn gốc
Tự nhiên
Nhân tạo
Nhân tạo


Để phân biệt kim cương nhân tạo CZ đơn giản người ta thường dựa vào tỷ trọng, cùng một số ly viên đá nặng hơn thường là kim cương nhân tạo CZ. Ngoài ra khi hà hơi vào viên đá do kim cương nhân tạo CZ không có tính dẫn nhiệt nên sẽ bị bám hơi, tạo cảo giác bị mờ.

Bên cạnh đó có thể dùng các bút thử kim cương để nhận biết kim cương nhân tạo CZ.

So sánh kim cương tổng hợp CVD và kim cương nhân tạo thì. Kim cương CVD khá hiếm do quy trình tổng hợp khá phức tạp, giá thành khá cao. Còn kim cương nhân tạo thì không khó kiếm giá thành lại rẻ nhưng ít được ưa chuộng bởi các đặc tính độ cứng, độ bóng, độ phản quang, độ chiết xuất,... kém hơn nhiều so với kim cương CVD và kim cương tự nhiên.

Hiện nay đang thịnh hành thú chơi kim cương Moissanite bởi, loại này các đặc điểm dường như tương đồng hoàn toàn với kim cương tự nhiên và kim cương CVD, từ độ cứng, độ phản quang, độ bóng, chiết xuất,... Mà giá kim cương Moissanite lại mềm hơn rất nhiều so với kim cương CVD và kim cương tự nhiên.

một vài cách thức kiểm định kim cương hiện đại

Để kiểm định một viên kim cương thì luôn đòi hỏi những thiết bị cũng như kỹ thuật chuyên dụng. Để đưa ra được những kết quả chính xác các trang bị này cũng đòi hỏi độ chính xác cao. Sau đây là các trang bị và kỹ thuật kiểm định kim cương tân tiến nhất bây giờ.
=>Xem thêm: So sánh Kim cương Moissanite và Kim cương.
Phép thử với que dò nhiệt: với việc sở hữu cấu trúc tinh thể đồng đều và lý tưởng nên kim cương có tính nhất toả nhiệt vô cùng nhanh. Áp dụng tính chất này ta có que dò nhiệt, que dò sẽ cung cấp một lượng nhiệt và đo độ khuếch tán nhiệt của mẫu vật. ưu thế của phương thức này là ko làm hư hại mẫu vật và cho kết quả khá chính xác.

sử dụng kính hiển vi: việc nhìn dưới kính hiển vi giúp thấy được các chi tiết nhỏ trên mẫu vật. Nếu mẫu vật được quan sát dưới kính hiển vi cho ra màu cam gần những cạnh đó có thể là đá zirconium. Để thấy rõ nhất ta nên dùng kinh hiển vi phóng đâị 1200 lần.
=>Xem thêm: Nhẫn kim cương moissanite.
Cân viên kim cương với một chiếc cân chính xác: do mật độ phân tử của từng chất là khác nhau vì vậy khối lượng riêng của từng chất cũng khác nhau. Ví dụ đá zirconium nặng hơn kim cương 55% khi có cùng kích thước. Khi có được khối lượng viên đá bằng cách thức cân nó lên ta dễ dàng xác định được khối lượng riêng của nó.
Sự phát xạ dưới ánh sáng tia tử ngoại: tất cả nhưng chẳng phải số đông sẽ có khả năng phát xạ ánh sáng xanh dưới tia tử ngoại. do đó ta có thể nhận biết ánh sáng xanh này để xác định kim cương. Tuy thế nếu viên đá không phát xạ ánh sáng xanh thì cũng chưa thể kết luận vội nó ko phải kim cương. Nếu viên đá phát xạ ánh sáng xanh lá cây, vàng hay xám có thể đây là một viên moissanite. Đây là một phép đo tương đối nên ko thể dựa hoàn toàn vào phép đo này để kết luận viên đá là kim cương hay ko.
Thực hiện phép thử dưới tia X: kim cương không phản xạ lại tia X nên chúng ta có thể dùng tia X để xác định kim cương nếu viên đá xuất hiện dưới ảnh chụp của tia X thì có thể khẳng định rằng đây chẳng phải kim cương thật. Trong khi đó các khoáng vật giống kim cương thì phản xạ lại tia X nên chúng dễ dàng được xác định bằng cách thức này
=>Xem thêm: Bán kim cương Moissanite Hà Nội.

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

Đánh giá Kim cương Moissanite và Kim cương CVD


Kim cương là loại đá quý mang trong mình vẻ đẹp đẳng cấp vĩnh cửu kèm theo sự đắt đỏ của nó. Với nhu cầu càng ngày càng cao về kim cương người ta đã nghiên cứu chế tạo ra kim cương nhân tạo trong đó phổ biến nhất là kim cương CVD và kẻ mạo danh kim cương Moissanite để thay thế kim cương.

1.     Kim cương tự nhiên
Kim cương là loại đá quý được hình thành từ những khoáng vật có chứa cacbon, trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao. Kim cương là một trong hai dạng thù hình của cacbon được hình thành trong thời gian lên đến tỷ năm sâu dưới lòng đất.
Sản lượng kim cương trong tự nhiên không phải ít tuy nhiên rất khó để khai thác do tồn tại sâu hơn 300km dưới lòng đất.
Kim cương khai thác được có khoảng 20% đạt điều kiện 4C (Cut – giác cắt, Carat – trọng lượng, Clarity - Độ tinh khiết, Color - Màu sắc) được sử dụng để chế tác trang sức, còn 80% còn lại được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp.
Đó là lý do vì sao kim cương tự nhiên là loại đá quý đắt đỏ nhất trên thế giới.
Nhu cầu của kim cương ngày càng cao chính vì thế mà người ta đã nghiên cứu tạo ra kim cương nhân tạo (kim cương HPHT và CVD) và loại khoáng vật khác có tính chất tương tự kim cương là Moissanite để thay thế kim cương.
Trong chế tác trang sức ngoài kim cương người ta sẽ ưa chuộng sử dụng Moissanite và kim cương CVD để tạo ra những trang sức đẹp.
2.     Kim cương CDV
Là kim cương được tổng hợp trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp tích tụ hơi hóa học (CVD- chemical vapor deposition): kim cương được tăng trưởng từ khí có chứa nguyên tử carbon (như là methan) bên trong buồng chân không.
Kim cương CVD có đầy đủ tính chất của kim cương tự nhiên có thể nói khác biệt lớn nhất chính là nguồn gốc: 1 được tạo ra trong phòng thí nghiệm, một được hình thành từ tự nhiên.
Tính chất vật lý của kim cương CVD tương tự như kim cương tự nhiên về: độ cứng, độ dẫn nhiệt, trọng lượng,... kim cương CVD cũng cứng và bền như kim cương tự nhiên, khi được mài giác thì độ chiếu sáng và lửa cũng giống như kim cương thiên nhiên. Tính chất quang học có thể hơi khác phụ thuộc vào hàm lượng tạp chất được đưa vào trong quá trình tổng hợp. 
Để tạo ra kim cương CVD cần có những công nghệ, kỹ thuật cao quy trình sản xuất nghiêm ngặt cho đó chi phí để tạo ra kim cương CVD không hề rẻ. Giá thành của kim cương CVD trên thị trường khoảng 50% so với kim cương tự nhiên vẫn đắt hơn so với các loại đá khác.
3.     Moissanite
Moissanite là khoáng vật Silicon Carbide hoặc Carborundum có công thức hóa học là SiC.
Moissanite là loại đá quý có màu sắc đặc tính chất lượng gần như giống với kim cương nhưng giá lại thấp hơn kim cương rất nhiều.

Moissanite được tìm thấy vào năm 1893 bởi ông Henri Moissa nhà khoáng vật học người Mỹ. Moissanite được tìm thấy trong tự nhiên nhưng rất ít hiện nay đa phần tạo ra chủ yếu bằng cách tổng hợp tại các phòng thí nghiệm.
Moissanite còn được gọi làm “kẻ mạo danh kim cương” bởi đặc tính tương tự kim cương của nó. Trong giới trang sức người ta hay gọi loại đá quý này là kim cương nhân tạo Mỹ Moissanite hay kim cương nhân tạo Moissanite.
4.     Đánh giá Kim cương Moissanite và Kim cương CVD
Dựa trên nhiều yếu tố thì kim cương CVD là kim cương được tạo ra trong phòng thí nghiệm có đầy đủ đặc tính của kim cương với độ cứng 10. Moissanite lại có công thức hóa học hoàn toàn khác có hình dáng tương tự kim cương và có độ cứng là 9.5 trên thang đo Mohs.
Cả hai đều có nhiều ứng dụng trong các ngành công nghiệp và chế tác trang sức nhất là trong trình trạng khan hiếm kim cương tự nhiên hiện nay.
Nếu xét về giá thành chúng ta có thể tham khảo ví dụ bên dưới.
Về giá thành Kim cương CDV có giá thành thấp hơn kim cương tự nhiên khoảng 50% còn Moissanite có giá thành thấp hơn rất nhiều lần.
Có thể thấy rằng kim cương nhân tạo hay Moissanite sẽ là một sự lựa chọn dễ thở với mong muốn sở hữu một trang sức đẹp và lấp lánh không kém hơn kim cương là bao.