HDR là gì? Những sai lầm về HDR trong hệ thống PC gaming
HDR luôn được ca tụng là một tính năng tuyệt vời, nó giúp cung cấp một chất lượng hình ảnh tuyệt vời. Nhưng áp dụng tính năng này vào hệ thống PC gaming của bạn thì có chắn nó mang lại một trải nghiệm mới cho người dùng. Rất tiếc trong hầu hết trường hợp nó không như chúng ta mong đợi. Hãy tiếp tục bài viết này để xem bạn có đang hiểu sai về HDR không nhé.
HDR là gì?
HDR (High Dynamic Range) là một kỹ thuật mới cho phép hình ảnh được xử lý ở một dải rộng và kết hợp với độ phơi sáng khác nhau để cải thiện chất lượng hình ảnh về mặt màu sắc và sắc độ sáng. Tính năng này có khả năng cung cấp hình ảnh hiển thị giống y như thực và đảm bảo độ chi tiết trong ảnh.
Trên lý thuyết, chúng ta sẽ thấy HDR được hỗ trợ khá phổ biến trên hầu hết màn hình PC, ví dụ như màn hình gaming, màn hình chuyên đồ họa và thậm chí là màn hình phổ thông. Nhưng những sai lầm sau đây sẽ khiến bạn bất ngờ về HDR.
Những sai lầm về HDR
Trải nghiệm chơi game
Bắt đầu nói về trải nghiệm chơi game khi kích hoạt HDR. Có thể nói đây là một trải nghiệm đa dạng vì nó còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như chất lượng màn hình hiển thị và tựa game bạn đang chơi là gì. Những yếu tố trên tác động trực tiếp đến HDR là dễ dàng biến nó thành một mớ hỗn độn trên hệ thống PC. Lý do lớn nhất là metadata dữ liệu.
Có ba tiêu chuẩn HDR chủ yếu là HDR10, HDR10+ và Dolby Vision. Nếu HDR10 chỉ có dữ liệu metadata tĩnh thì HDR10+ và Dolby Vision hỗ trợ hẳn dynamic metadata. Tức là nó có thể cung cấp thông tin hiển thị dựa trên khả năng của màn hình và những gì đang hiển thị trên màn hình.
Mẫu màn hình được hỗ trợ Dolby Vision như Apple’s Pro Display XDR, và đương nhiên không có mẫu nào thuộc dòng màn hình chuyên game cả. Những mẫu hỗ trợ HDR10+ đều là những mẫu màn hình Samsung cao cấp và độc quyền. Số còn lại chỉ sử dụng dữ liệu metadata tĩnh. Dù vậy, TV và console đều được hỗ trợ rộng rãi Dolby Vision, đó cũng là lý do vì sao HDR trên console ở một tầm cao khác so với HDR trên PC.
Nhà phát triển game và quản lý sản phẩm đời đầu của Dolby Vision Gaming - ông Alexander Mejia chỉ ra rằng, “đối với những nhà phát triển game thì dữ liệu metadata chính là một tảng đá lớn, ngày càng có nhiều TV, màn hình máy tính và laptop hỗ trợ tính năng HDR ra mắt thị trường. Nhưng nếu bạn so sánh hai sản phẩm song song từ cửa hàng, bạn sẽ thấy sự khác biệt về tính năng này trên từng sản phẩm. Làm thế nào để bạn biết được giao diện bạn thiết lập trong studio sẽ y hệt những gì người chơi nhìn thấy?”. Ông tiếp tục “Ví dụ như trên màn hình Samsung Odyssey G7 được kích hoạt HDR, Tina Tiny’s Wonderland trông tối và hình ảnh có vẻ giả trân, trong khi đó Devil May Cry 5 lại trông nịnh mắt và sống động hơn hẳn. Chỉ với hai tựa game này, chúng ta đã có thể có được hàng loạt bài báo cáo khác nhau về game HDR tốt nhất cho đến chất lượng hình ảnh cực kỳ tệ. Nó chẳng có ích gì cả khi nó chỉ là một ý tưởng sau cùng của nhiều nhà phát triển. Họ vẫn cần mang đến một tiêu chuẩn riêng về độ rộng màu sắc và tạo nên một phiên bản mới, riêng biệt về HDR.”
Màn hình hiển thị
Màn hình chính là một vấn đề cốt lõi của HDR. Bằng chứng là hàng loạt lỗi Windows những năm trở lại đây đều do HDR gây ra. Những ai am hiểu về công nghệ có thể đề cập đến những lỗi này trong vòng một nốt nhạc. Vấn đề ở đây chính là màn hình HDR tràn lan trên thị trường những năm gần đây cũng hầu như không khác gì với siêu phẩm HDR đầu tiên, không có một sự nâng cấp hay cải thiện nào cả.
Những gì chúng ta biết đó là HDR tiêu chuẩn yêu cầu độ sáng màn hình ít nhất 1000 nits, không sai nhưng đây là một phần nhỏ. Màn hình có độ sáng cao là một điểm cộng chỉ vì nó có thể thúc đẩy độ tương phản cao hơn. Ví dụ như Samsung Odyssey Neo G9 cho độ sáng màn hình gấp đôi màn hình Dell Alienware 34 QD OLED nhưng màn hình Alienware lại cho khả năng HDR cao hơn rõ rệt bởi tỷ lệ tương phản cao hơn rất rất nhiều (có thể nói là cao hơn theo cấp số nhân).
Để đạt được HDR cao nhất thì màn hình cần có những yếu tố sau:
Độ tương phản cao (10000:1 hoặc cao hơn)
Dynamic HDR metadata
Khả năng phủ màu rộng (trên 100% sRGB)
Màn hình TV như màn hình LG C2 OLED cực kỳ phù hợp để chơi game điện tử bởi tấm nền OLED cung cấp độ tương phản cực khủng lên đến 1000000:1. Hầu hết các màn hình LED khác trên thị trường chỉ có thể đạt mức 3000:1, nhưng thực sự nó chưa đủ để phát huy tối đa tính năng HDR. Thay vào đó, màn hình máy tính thường sử dụng tính năng làm mờ cục bộ, nó có khả năng kiểm soát độc lập ánh sáng trên các phần nhất định của màn hình để tăng độ tương phản.
Thậm chí những màn hình chuyên game cao cấp cũng chưa thể đạt tiêu chuẩn yêu cầu. Có thể nhắc đến màn hình LG 27GP950-B chỉ có khoảng 16 vùng, trong khi đó màn hình Samsung Odyssey G7 lại còn khiêm tốn hơn với khoảng 8 vùng. Để có độ tương phản thực sự cao, bạn nhất thiết cần nhiều vùng làm mờ cục bộ hơn, như màn hình Asus ROG Swift PG32YQX với hơn 1000 vùng. Như thế mới thấy được màn hình PC quan trọng như thế nào trong hệ thống PC gaming.
Bỏ thêm một chút chi phí để nâng cấp trải nghiệm sử dụng là một việc bình thường trong những năm gần đây. Thay vì nâng cấp và đổi mới những tính năng cao cấp để khiến nó thông dụng hơn thì thị trường ngày nay đang dần bị bão hòa và tràn ngập những sản phẩm màn hình mang danh HDR nhưng thực chất chẳng có tí đổi mới nào để nâng tầm trải nghiệm cho người dùng cả.
Tuy nhiên vẫn có nhiều hãng chịu có chuyển mình để tạo nên một bước ngoặt mới, điển hình như màn hình Asus ROG Swift PG27UR cho chất lượng HDR “real” xứng đáng ngôi vương. Nhưng một mình Asus vẫn không thể cứu vớt xu hướng màn hình HDR tràn lan như hiện nay. Đây có thể xem là một dấu hiệu đáng buồn cho thị trường công nghệ.
Ảnh hưởng từ tấm nền
Tuy trải nghiệm màn hình HDR hầu như không có gì thay đổi nhưng sự ra đời của công nghệ màn hình QD-OLED như thổi một làn gió mới vào tính năng HDR này. Như chúng ta thấy, màn hình Dell Alienware 34 QD-OLED, tấm nền mới đã thực sự nâng cấp tính năng HDR và game thủ cũng không phải bỏ một chi phí lớn để sở hữu. Quả là một nút thăng trong hàng loạt nút trầm cho game thủ.
MSI cũng mới vừa thông báo cho ra mắt màn hình QD-OLED với những thông số kỹ thuật “như một cặp anh em” với Alienware. Vẫn chưa có thông tin gì về tấm nền nhưng nếu hãng sử dụng tấm nền tương tự thì đầu năm sau hứa hẹn sẽ là một cơn sóng lớn đáng mong đợi về màn hình QHD-OLED 21:9.
Nói kỹ hơn về màn hình OLED, gần đầy nhất là màn hình LG 48GQ900 48 inch vừa mới ra mắt. Nói đúng hơn đây màn hình TV nhưng lại được bán rộng rãi trên thị trường như một màn hình PC gaming. Nhưng có thể thấy các nhà sản xuất luôn bắt kịp thị hiếu và cho ra mắt màn hình OLED phục vụ game thủ. Sẽ tuyệt vời hơn nếu họ còn cho ra mắt nhiều kích thước phù hợp hơn để người tiêu dùng thoải mái lựa chọn.
Có khá nhiều công nghệ màn hình hỗ trợ nâng cao hiệu suất và chất lượng công nghệ HDR như mini-LED. Nhưng suy cho cùng QD-OLED vẫn là tường thành. Hy vọng về sau sẽ có nhiều cải tiến và có nhiều màn hình HDR “real” hơn cho PC gaming.
Camera Nhà phố An Thành Phát là địa chỉ uy tín hàng đầu về giải pháp lap dat camera gia đình. Với kinh nghiệm và chuyên môn cao, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng từ Dahua, KBVision. Hãy để chúng tôi giúp bạn bảo vệ ngôi nhà của mình một cách tốt nhất.
Trả lờiXóa