Nguyên lý hoạt động và công suất của bếp từ
Bếp từ - một loại bếp hiện đại quen thuộc tại căn bếp
Bếp từ nói chung không chỉ bếp từ công nghiệp hay bếp từ phổ thông đều áp dụng nguyên lý cảm ứng điện từ từ dòng điện Fuco để làm nóng một cách trực tiếp đến đáy của dụng cụ nấu như xoong, nồi, chảo. Đáy nồi cần được làm bằng các chất liệu bắt nhiệt tương thích với bề mặt bếp từ. Nhiệt lượng của bếp từ chỉ tác động duy nhất vào đáy nồi mà không bị thất thoát nhiệt lượng ra bên ngoài. Đó là lý do vì sao thức ăn được nấu từ bếp từ rất nhanh chín mà lại tiết kiệm điện.
Công suất của bếp từ là từ 1000 đến 2000 W tùy loại. Những bếp từ có công suất lớn hơn sẽ dao động khoảng từ 4000W đến 6000W, có thể nấu cùng lúc 2 đến 3 món. Nhờ đó bạn có thể tiết kiệm được một lượng lớn thời gian và nhiên liệu.
Nguyên lý hoạt động và công suất của ấm siêu tốc
Ấm siêu tốc với khả năng đun sôi nước cực kì nhanh
Nhờ có phát minh về ấm siêu tốc, gia đình bạn có thể đun nước một cách nhanh chóng và cấp tốc. Vậy nguyên lý hoạt động nào giúp cho ấm siêu tốc có thể đun sôi thần kì như vậy được?
Đó chính là nhờ vào nguyên liệu cấu tạo của ấm. Một ấm siêu tốc bình thường trên thị thường hầu như được làm từ inox hoặc thủy tinh, đây là chất liệu dẫn nhiệt và bảo quản nhiệt trong ấm vô cùng tốt giúp cho nhiệt năng không bị thất thoát ra ngoài trong quá trình nấu.
Đế tiếp điện dưới đáy có nhiệm vụ tiếp điện vào thân ấm, giúp làm nóng và đun sôi nước. Hệ thống rơ le được thiết kế có công dụng tự ngắt điện khi nước đạt 100 độ C bảo vệ an toàn cho người sử dụng và tránh làm lãng phí điện năng.
Các loại ấm siêu tốc thường có công suất từ 1500W đến 2500W, công suất càng lớn thì thời gian đun sôi càng được rút ngắn.
So sánh bếp từ và ấm siêu tốc khi đun sôi 1,8 lít nước
Sau khi tìm hiểu, ta thấy mỗi thiết bị đều có những ưu điểm khác nhau nhưng điểm chung của chúng đều đem đến sự tiện lợi, tiết kiệm cho người tiêu dùng. Vậy muốn biết ưu điểm của bếp từ hay ấm siêu tốc cái nào tốn điện hơn thì chúng ta hãy xem xét bài toán sau:
Đun 1,8 lít nước bằng một ấm siêu tốc có công suất là 1500W thì ấm sẽ sôi trong khoảng 3 phút 45 giây, tùy vào thời tiết lạnh hay ấm, chúng ta có thể làm tròn con số này lên 4 phút. Trung bình mỗi ngày mỗi gia đình sẽ đun 4 ấm, tương đương với 4 x 4 = 16 phút, tương đương 0,27 giờ. Suy ra, điện năng tiêu thụ của ấm siêu tốc mỗi tháng sẽ được tính như sau: 0,27 giờ x 1500W x 30 ngày = 12,150W ( tương đương với khoảng 12 số điện)
Làm bài toán tương tự là đun sôi 1,8 lít nước với bếp từ có công suất tương đương, ta nhận thấy thời gian sôi của bếp có phần dài hơn, khoảng 4 phút 15 giây, vì vậy điện năng tiêu thụ khi nấu bếp từ nhỉnh hơn. Lý do có sự chênh lệch này là vì chúng ta cần thời gian để chờ đợi đáy nồi được làm nóng từ mặt từ của bếp. Tuy nhiên, mỗi một loại thiết bị có công dụng và chức năng khác nhau, nên sự chênh lệch này là không đáng kể. Chúng ta có thể linh hoạt sử dụng để tiết kiệm điện năng nhất có thể.
Qua bài viết trên, hi vọng bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi: “ Bếp từ và ấm siêu tốc cái nào tốn điện hơn?”. Hãy lựa chọn thiết bị thật thông minh để có thể trang hoàng cho căn bếp của gia đình nhé.
Nguồn: bepasean.com
Bếp cảm ứng từ rất tiết kiệm điện (hiệu suất sử dụng điện lên tới 80 – 90%), nấu chín thức ăn nhanh, thiết kế đẹp, dễ vệ sinh, nhiều tính năng tiện lợi, an toàn và tỏa ít nhiệt ra khu vực nấu ăn nhất, rất phù hợp với khí hậu nhiệt đới của Việt Nam.
Trả lờiXóaBếp cảm ứng từ có cấu tạo và nguyên lý hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Cách chọn bếp cảm ứng từ tốt là có thành phần cấu tạo tốt, đủ chức năng thiết yếu đảm bảo an toàn và phù hợp với nhu cầu sử dụng, sản phẩm chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nơi bán có uy tín, có chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt.
Mua bếp cảm ứng từ tốt nhất tại Bep365.vn, địa chỉ 398 P. Khâm Thiên, điện thoại 093 326 69 66.