Do vậy, các doanh nghiệp F&B cần phải xây dựng nền tảng vững chắc cho chuỗi cung ứng thì mới có thể kinh doanh thành công trên thị trường siêu cạnh tranh như hiện nay. Vậy những yếu tố nào ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng thực phẩm trong kinh doanh thiết kế nhà hàng. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
1. Dự đoán nhu cầu tiêu dùng trong chuỗi cung ứng thực phẩm
Dự báo nhu cầu là sử dụng dữ liệu bán hàng trong lịch sử để xác định được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong tương lai. Điều này giúp các nhà hàng dễ dàng lên các kế hoạch sản xuất, lập ngân sách, kế hoạch tài chính hay kế hoạch nhập nguyên liệu thô,...
Ngoài ra, dự báo nhu cầu tiêu dùng còn giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Mức tồn kho được tối ưu hóa và kế hoạch phân phối được cải thiện giúp các nhà hàng tăng tỷ lệ nhập hàng cho kho và nâng cao chất lượng phục vụ tốt hơn.
2. Áp dụng phần mềm quản lý tồn kho
Hàng tồn kho là danh mục nguyên liệu, sản phẩm được lưu trữ tại nhà kho. Thông thường, giá trị tồn kho thường chiếm ⅓ đến 50% tổng tài sản nhà hàng. Do vậy, các nhà hàng cần phải quản lý cách dự trữ lượng hàng hóa đúng mức, tránh lưu kho quá nhiều gây ứ đọng vốn, nhưng cũng không dự trữ ít gây gián đoạn quá trình sản xuất và chất lượng phục vụ.
Và phần mềm quản lý tồn kho có thể là một giải pháp hiệu quả trong giai đoạn hiện nay. Nhờ các phần mềm, nhà hàng sẽ dễ dàng kiểm soát các sản phẩm lưu kho và giám sát các hoạt động nhập xuất kho một cách hiệu quả nhất.
3. Lên kế hoạch theo từng giai đoạn
Các nhà hàng nên xây dựng kế hoạch theo từng giai đoạn để dự đoán được nhu cầu, nguồn cung để từ đó dễ dàng lên kế hoạch nhập kho, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng. Theo đó, nếu nhà hàng luôn có một ngày giao nguyên liệu thô vào một ngày cố định trong tuần thì việc lập kế hoạch nên dựa theo ngày trên để thuận tiện cho việc giám sát và quản lý hiệu quả.
Hiện nay, các nhà hàng thường sử dụng rất nhiều vốn để tối ưu hóa sản phẩm đầu ra. Tuy nhiên, việc tập trung quá mức vào hiệu suất có thể dẫn đến cung lớn hơn so với nhu cầu và không đáp ứng được những nhu cầu cụ thể của khách hàng.
Chính vì vậy, các nhà hàng cần phải nắm bắt linh hoạt nhu cầu của khách hàng mục tiêu để đưa ra sản phẩm phục vụ phù hợp. Phương án này sẽ giúp các nhà hàng tập trung nhân lực, chi phí và thời gian để phục vụ những khách hàng mang lại giá trị thực. Từ đó, nhà hàng cũng có thể kết nối với khách hàng và nâng cao chất lượng phục vụ hiệu quả.
5. Quản lý dữ liệu tổng thể
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và các nền tảng xã hội, việc áp dụng các phần mềm quản lý đa chức năng sẽ giúp các nhà hàng dễ dàng thu thập, lưu trữ, quản lý và phân tích dữ liệu từ hoạt động kinh doanh của nhà hàng.
Nhờ đó, dữ liệu từ các bộ phận trong nhà hàng sẽ được quản lý và kết nối trong một hệ thống. Nếu có vấn đề phát sinh, nhà hàng có thể nhanh chóng phát hiện và xử lý, cải thiện dịch vụ hiện có và tăng sự hài lòng của khách hàng
6. Lập kế hoạch bán hàng và kinh doanh (S&OP)
Quy trình S&OP tích hợp thông tin từ các nguồn như bán hàng, sản xuất, tài chính, tiếp thị, vận chuyển và mua sắm, giúp các nhà hàng dễ dàng phân tích và đưa ra quyết định nhanh chóng. Trong một số trường hợp, S&OP còn cho phép nhà hàng so sánh và đánh giá nhiều tình huống với nhau, chuẩn bị những phương án dự phòng nhằm tránh rủi ro và đi trước đối thủ nếu thị trường thay đổi.
Quy trình S&OP gồm 5 bước chính:
- Lựa chọn chiến lược sản phẩm: nhà hàng sẽ phân tích và đánh giá mức độ khả quan của việc ra mắt món mới và xem xét có nên cắt giảm hay ngừng kinh doanh sản phẩm nào hay không.
- Phân tích nhu cầu: các chủ nhà hàng sẽ dự đoán cụ thể hơn về lượng nhu cầu cho sản phẩm như số lượng đơn hàng, chuyến hàng,... để lên kế hoạch kinh doanh phù hợp.
- Đánh giá năng lực cung ứng: nhà hàng cần xem xét khả năng sản xuất và quản lý tồn kho như lượng hàng hoá có đủ để cung cấp ra thị trường và kịp thời đáp ứng nhu cầu bổ sung nếu tình hình kinh doanh thay đổi.
- Tính toán tài chính: Tài chính giữ vai trò quan trọng giúp quy trình S&OP diễn ra một cách trơn tru. Việc dự đoán và phân tích những số liệu tài chính cụ thể sẽ giúp nhà hàng tính toán chi phí hợp lý cho kế hoạch của mình.
- Kế hoạch hành động: Cuối cùng, nhà hàng cần xây dựng bản kế hoạch hành động. Ngoài danh sách những nhiệm vụ cụ thể cần triển khai, bản kế hoạch cũng cần có những kịch bản cung cầu khác nhau và kế hoạch ứng phó với rủi ro trong trường hợp sản phẩm không đảm bảo chất lượng, lượng nhu cầu tăng/giảm so với dự kiến,...
Team QDC Design & Build
0 comments:
Đăng nhận xét