Thứ Hai, 16 tháng 12, 2019

Học ngồi thiền niệm Phật tại nhà đúng cách: Đếm và theo dõi hơi thở

Kinh Phật thường hướng dẫn sử dụng hơi thở để luyện thành sự định tâm. Có một bài kinh đặc biệt đề cập đến việc sử dụng hơi thở để duy trì nhịp thở để giúp cho các Phật tử ngồi thiền niệm Phật tại nhà đúng cách. Thực hư là như thế nào? Hãy cùng theo dõi qua bài viết sau đây.
Học ngồi thiền niệm Phật tại nhà đúng cách: Đếm và theo dõi hơi thở
Học ngồi thiền niệm Phật tại nhà đúng cách: Đếm và theo dõi hơi thở

1. Ngồi thiền tại nhà đúng cách sử dụng hơi thở trong Kinh Phật

Tương truyền rằng có một bài Kinh đặc biệt về sự tự điều chỉnh hơi thở để duy trì nhịp thở đều đặn khi hành thiền gọi là kinh An Ban Thủ Ý (Anapana sati Sutta). Kinh này được một thiền sư Việt Nam tên là Khương Tăng Hội dịch ra vào khoảng đầu thế kỷ thứ ba Tây lịch. Anapana có nghĩa là hơi thở còn Sati mang ý nghĩa là quán niệm hay chánh niệm. Ngày xưa, người ta thường hiểu là Thủ ý (giữ gìn tâm ý).

Kinh An Ban Thủ Ý là kinh dạy “gìn giữ tâm lý bằng cách sử dụng hơi thở”. Kinh này là kinh thứ 118 trong Trung Bộ Kinh hướn dẫn phương pháp sử dụng hơi thở để ngồi thiền niệm Phật tại nhà đúng cách.

2. Cách thực hiện ngồi thiền niệm Phật tại nhà đúng cách

1.1. Đối với người thực hiện ngồi thiền niệm Phật tại nhà đúng cách

Đối với những người tập ngồi thiền niệm Phật tại nhà đúng cách, hãy thử phương pháp “đo chiều dài” của hơi thở. Người hành thiền chỉ cần ngồi và thở thật tự nhiên thì kết quả cho thấy. Tuy thở ra và thở vào là việc làm của phổi nhưng không phải vì vậy mà bụng không tham gia vào quá trình này. Tự nhận thấy khi hít vào thì bụng bắt đầu lên cao. Nhưng khi hơi thở đi vào được 2/3 quãng đường thì bụng cũng hạ bớt dần.

Giữa ngực và bụng có một ranh giới được gọi là hoành cách mạc. Khi thực hiện ngồi thiền niệm Phật đúng cách tại nhà kết hợp với nhịp thở đúng, là đang đưa không khí vào phần dưới của phổi trước khi thở đầy phần trên của phổi. Phần dưới của phổi có đầy không khí thì nó sẽ đẩy hoành cách mạc xuống dưới. Do vậy, bụng sẽ phình lên. Khi thở đầy phần trên lá phổi, ngực sẽ căng đầy và hiển nhiên bụng sẽ bắt đầu hạ xuống bớt.

1.2. Hơi thở bắt đầu từ rốn và chấm dứt ở chót mũi

Lưu ý không nên thở dài đến mức tối đa. Bởi làm như vậy có thể nguy hiểm đến Phổi nhất là khi phổi đang yếu vì chưa bao giờ biết tập thở. Ban đầu, người hành thiền có thể ngồi thiền trong tư thế thoải mái nhất, hai lòng bàn tay ngửa ra thả lỏng tự nhiên nhất. Sau đó thở vài hơi tự nhiên rồi chú ý xem hơi thở nó kéo dài trong bao lâu, có thể tự đếm thầm: một, hai, ba....Sau vài lần như thế ta sẽ ước lượng được chiều dài của hơi thở.

Chẳng hạn, chiều dài là 5, sau đó dự tính thêm một hay hai hơi nữa để thở ra tới 6 hay 7. Lần này thở ra ta bắt đầu đếm từ 1 đến 5. Đến 5 thay vì chuẩn bị lại hít vào thì ta vẫn tiếp tục thở ta thêm 1 hay 2, đếm tiếp là 6 và 7. Việc này có ý nghĩa là ta đưa thêm không khí tồn dư trong phổi ra ngoài. Tiếp đến hít thở đều, thả tự nhiên để đưa không khí trong lành vào Phổi. Đưa được bao nhiêu thì đưa đừng cố gắng hít thêm vào. Chiều dài của hơi thở vào sẽ ngắn hơn chiều dài của hơi thở ra.

Hãy tập luyện kiên trì như vậy trong vài tuần cho đến khi khoảng cách giữa chiều dài của hơi thở vào và chiều dài của hơi thở ra sẽ rút ngắn lại. Bây giờ ta có thể điều chỉnh hơi thở vào và ra bằng nhau. Điều nay có nghĩa là thở ra sâu thì thở vào cũng sâu. Nếu cảm thấy hơi mệt thì nên dừng lại. Khi cơ thể có trạng thái mệt là tiêu chuẩn rất tốt, nó bảo hiệu cho chúng ta biết là nên nghĩ hay tiếp tục. Ta có thể ngồi thiền niệm Phật tại nhà đúng cách bằng việc dùng mệnh đề cho từng con số. Nếu nó là số 7 thì có thể sử dụng “Nam mô bổn sư Thích ca Mâu Ni Phật”.

3. Những lưu ý khi kiểm soát hơi thở

Ngồi thiền niệm Phật tại nhà đúng cách thì việc sử dụng hơi thở phải nhẹ nhàng và đều đặn, uyển chuyển. Hơi thở phải thật im lặng, im lặng đến mức người gần mình cũng không nghe thấy hơi thở của mình. Mỗi khi tức giận hay buồn bã thì phương pháp quan sát hơi thở được đem ra áp dụng. Khi hành thiền, người hành giả sau khi điều chỉnh được tư thế ngồi phù hợp thì hãy điều chỉnh ngay hơi thở. Lúc đầu hãy thở tự nhiên rồi làm cho hơi thở dịu dần.

Kiểm soát được hơi thở khi hành thiền là điều quan trọng nhất
Kiểm soát được hơi thở khi hành thiền là điều quan trọng nhất
Trong suốt quá trình ngồi thiền đến khi hơi thở đã trở nên im lặng. Người ngồi thiền niệm Phật tại nhà đúng cách sẽ ý thức được tất cả những gì đang trải qua. Kinh nói rằng: “Tôi đang hít vào và biết rõ là tôi đang hít vào. Tôi đang thở ra và biết rõ rằng tôi đang thở ra. Tôi đang thở vào một hơi ngắn và biết rõ là tôi đang thở vào một hơi ngắn. Tôi đang thở ra một hơi ngắn và biết rõ là tôi đang thở ra một hơi ngắn. Tôi đang thở vào một hơi dài và biết rõ là tôi đang thở vào một hơi dài. Tôi đang thở ra một hơi dài và biết rõ rằng tôi đang thở ra một hơi dài. Tôi ý thức trọn vẹn về cả chiều dài hơi thở mà tôi đang thở vào. Tôi ý thức trọn vẹn chiều dài hơi thở mà tôi đang thở ra. Tôi đang thở vào và điều hòa cho thân thể tôi trở nên tĩnh lặng”.

Ngồi thiền niệm Phật tại nhà đúng cách và kiểm soát hơi thở là một phương tiện thần diệu để nắm lấy tâm ý. Phải biết dùng hơi thở để nắm lấy tâm trí, thực hiện chánh niệm, phát triển định tuệ và đi tới bước đường thành tựu đạo nghệ
=> Xem thêm: Đá quý phong thủy
"Có thể bạn chưa biết Jemmia.vn là đơn vị sản xuất kinh doanh trang sức bằng vàng, bạc, đá quý, bông tai vàng và nhẫn cầu hôn kim cương uy tín Tại Việt Nam"

0 comments:

Đăng nhận xét