Kim cương là loại đá quý mang trong mình vẻ đẹp đẳng cấp
vĩnh cửu kèm theo sự đắt đỏ của nó. Với nhu cầu càng ngày càng cao về kim cương
người ta đã nghiên cứu chế tạo ra kim cương nhân tạo trong đó phổ biến nhất là
kim cương CVD và kẻ mạo danh kim cương Moissanite để thay thế kim cương.
=>Xem thêm: So sánh kim cương Moissanite và kim cương.
1. Kim cương tự nhiên
Kim cương là loại đá quý được hình thành từ những khoáng vật
có chứa cacbon, trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao. Kim cương là một trong
hai dạng thù hình của cacbon được hình thành trong thời gian lên đến tỷ năm sâu
dưới lòng đất.
Sản lượng kim cương trong tự nhiên không phải ít tuy nhiên
rất khó để khai thác do tồn tại sâu hơn 300km dưới lòng đất.
Kim cương khai thác được có khoảng 20% đạt điều kiện 4C (Cut
– giác cắt, Carat – trọng lượng, Clarity - Độ tinh khiết, Color - Màu sắc) được
sử dụng để chế tác trang sức, còn 80% còn lại được sử dụng chủ yếu trong công
nghiệp.
Đó là lý do vì sao kim cương tự nhiên là loại đá quý đắt đỏ
nhất trên thế giới.
Nhu cầu của kim cương ngày càng cao chính vì thế mà người ta
đã nghiên cứu tạo ra kim cương nhân tạo (kim cương HPHT và CVD) và loại khoáng
vật khác có tính chất tương tự kim cương là Moissanite để thay thế kim cương.
Trong chế tác trang sức ngoài kim cương người ta sẽ ưa
chuộng sử dụng Moissanite và kim cương CVD để tạo ra những trang sức đẹp.
2. Kim cương CDV
Là kim cương được tổng hợp trong phòng thí nghiệm bằng
phương pháp tích tụ hơi hóa học (CVD- chemical vapor deposition): kim
cương được tăng trưởng từ khí có chứa nguyên tử carbon (như là methan) bên
trong buồng chân không.
Kim cương CVD có đầy đủ tính chất của kim cương tự nhiên có
thể nói khác biệt lớn nhất chính là nguồn gốc: 1 được tạo ra trong phòng thí
nghiệm, một được hình thành từ tự nhiên.
Tính chất vật lý của kim cương CVD tương tự như kim cương tự
nhiên về: độ cứng, độ dẫn nhiệt, trọng lượng,... kim cương CVD cũng cứng và bền
như kim cương tự nhiên, khi được mài giác thì độ chiếu sáng và lửa cũng giống
như kim cương thiên nhiên. Tính chất quang học có thể hơi khác phụ thuộc vào
hàm lượng tạp chất được đưa vào trong quá trình tổng hợp.
Để tạo ra
kim cương CVD cần có những công nghệ, kỹ thuật cao quy trình sản xuất nghiêm
ngặt cho đó chi phí để tạo ra kim cương CVD không hề rẻ. Giá thành của kim
cương CVD trên thị trường khoảng 50% so với kim cương tự nhiên vẫn đắt hơn so
với các loại đá khác.
=>Xem thêm: Nhẫn kim cương Moissanite.
Moissanite là khoáng vật Silicon
Carbide hoặc Carborundum có công thức hóa học là SiC.
Moissanite là loại đá quý có màu sắc
đặc tính chất lượng gần như giống với kim cương nhưng giá lại thấp hơn kim
cương rất nhiều.
Moissanite được tìm thấy vào năm 1893 bởi ông Henri Moissa
nhà khoáng vật học người Mỹ. Moissanite được tìm thấy trong tự nhiên nhưng rất
ít hiện nay đa phần tạo ra chủ yếu bằng cách tổng hợp tại các phòng thí nghiệm.
Moissanite còn được gọi làm “kẻ mạo danh kim cương” bởi đặc
tính tương tự kim cương của nó. Trong giới trang sức người ta hay gọi loại đá
quý này là kim cương nhân tạo Mỹ Moissanite hay kim cương nhân tạo Moissanite.
4. Đánh giá Kim cương Moissanite và Kim cương CVD
Dựa trên nhiều yếu tố thì kim cương
CVD là kim cương được tạo ra trong phòng thí nghiệm có đầy đủ đặc tính của kim
cương với độ cứng 10. Moissanite lại có công thức hóa học hoàn toàn khác có
hình dáng tương tự kim cương và có độ cứng là 9.5 trên thang đo Mohs.
Cả hai đều có nhiều ứng dụng trong
các ngành công nghiệp và chế tác trang sức nhất là trong trình trạng khan hiếm
kim cương tự nhiên hiện nay.
Nếu xét về giá thành chúng ta có thể
tham khảo ví dụ bên dưới.
=>Xem thêm: Nơi bán kim cương Moissanite Hà Nội.
Về giá thành Kim cương CDV có giá
thành thấp hơn kim cương tự nhiên khoảng 50% còn Moissanite có giá thành thấp
hơn rất nhiều lần.
Có thể thấy rằng kim cương nhân tạo hay Moissanite
sẽ là một sự lựa chọn dễ thở với mong muốn sở hữu một trang sức đẹp và lấp lánh
không kém hơn kim cương là bao.
0 comments:
Đăng nhận xét