Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2020

Tìm hiểu về kim cương máu là gì?

Kim cương từ trước đến nay được biết đến là một loại đá quý, sở hữu những tính chất vật lý riêng biệt mà không phải bất kỳ loại đá quý nào khác đều có. Thế nhưng, những câu chuyện đằng sau những viên kim cương lấp lánh trên những món đồ trang sức ấy, không phải ai cũng hiểu và nắm rõ. Câu hỏi đặt ra rằng: liệu rằng bạn có biết về kim cương máu?

Kim cương máu là gì? Tại sao lại gọi là kim cương máu?

Vậy hãy cùng bài viết hôm nay tìm hiểu về kim cương máu. Câu chuyện đằng sau những viên kim cương mà bạn thấy nhé.

Câu chuyện kim cương máu

Kim cương máu là gì 

Kim cương máu hay mọi người biết đến với những tên khác như là Blood diamond. Một cái tên khác nữa là kim cương xung đột (conflict diamond). Đây chính là những cái tên mà Liên hợp quốc đặt ra cho những viên kim cương có xuất xứ từ những vùng đất có sự bóc lột lao động của những tổ chức phi pháp dùng cho mục đích quân sự hoặc vận chuyển trái phép. 



Thông thường những viên kim cương máu sẽ được sử dụng để phục vụ cho việc mua bán vũ khí để chiến tranh.

Nguồn gốc kim cương máu

Kim cương máu xuất phát từ Angola. Bởi đây là một quốc gia ở Châu Phi. Nên có trữ lượng kim cương lớn. Vì vậy mà họ lấy tiền xuất khẩu kim cương để mua vũ khí, bảo trợ cho các hành động quân sự. Và từ đó tên kim cương máu cũng được hình thành.



Cụ thể hơn thì vào những năm 90 của thế kỷ trước thì kim cương máu bị phanh phui ra tại Angola, Một quốc gia thuộc Châu Phi. Một con số được tính ra đó là 4% tổng lượng kim cương được khai thác dưới sự bóc lột này. 

Nạn nhân của kim cương máu

Cứ ngỡ rằng ở những quốc gia có trữ lượng kim cương lớn như Châu Phi sẽ có nền kinh tế phát triển. Đằng sau sự lấp lánh của những viên kim cương mà bạn sở hữu là ẩn chứa những câu chuyện buồn. 
Mục đích của việc khai thác kim cương ở những quốc gia này để phục vụ cho việc mua bán vũ khí phục vụ cho những cuộc nội chiến, xung đột giữa các quốc gia Châu Phi với nhau. Và không được sử dụng cho việc phát triển kinh tế, hay nâng cao đời sống cho người dân ở đây. 



Vì thế mà hàng nghìn người dân ở đây đã trở thành nô lệ cho công việc tìm kiếm kim cương. Họ bị bóc lột sức lao động, không được hưởng các quyền công dân của họ, sống trong môi trường kém chất lượng, bệnh tật. Trẻ em ở đây không được giáo dục, và y tế ở đây cũng thấp kém. Cơ sở hạ tầng ở đây thì không được cải thiện.

Thế giới đã làm gì để ngăn chặn kim cương máu

Liên hợp quốc và các quốc gia sản xuất kim cương ở Châu Phi đã họp mặt lại cùng thảo luận và đề xuất giải pháp cho vấn đề này. Họ lập ra Quy ước Kimberley.

Quy ước Kimberley

Đây là một quy ước để có thể xác nhận những lô hàng kim cương xuất khẩu đi được sản xuất không thông qua việc bóc lột sức lao động và cũng không liên quan đến những vấn đề xung đột của các quốc gia. Và việc này được gọi là việc khai thác và buôn bán hợp pháp. 



Theo quy ước này thì mỗi lô hàng kim cương đều có chứng nhận chi tiết của kim cương từ một viên kim cương thô cho đến một viên kim cương đủ tiêu chuẩn làm trang sức. 

Sự thật về quy ước Kimberley

Tuy quy ước Kimberley ra đời với mục đích hạn chế những yếu tố về kim cương máu. Nhưng sự thật khi thực hiện quy ước này không mấy khả quan. Bởi người ta sử dụng nhiều yếu tố khác nhau để cho kim cương máu trở thành kim cương hợp pháp. Trong những quy định của quy ước Kimberley còn tiềm ẩn nhiều vấn đề làm cho nhiều thành viên khác không thỏa mãn. Điều này dẫn tới việc rút khỏi quy ước của một số quốc gia. 
Trên đây là một số thông tin về kim cương máu. Hy vọng giúp bạn hiểu rõ hơn về kim cương máu và có những quyết định tiêu dùng thông minh. 

Bạn hãy xem thêm:
  • Bộ sưu tập Bông tai hột xoàn sang trọng cho phái nữ 
  • Những mẫu nhẫn nam đẹp 2020 tinh tế và mạnh mẽ

0 comments:

Đăng nhận xét