Phổi là một trong những cơ quan quan trọng hàng đầu của hệ hô hấp, có nhiệm vụ trao đổi khí, vận chuyển khí CO2, lọc độc tố trong máu,…Dưới ảnh hưởng của virus, vi khuẩn, môi trường ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc lá,…phổi rất dễ bị tổn thương gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể.
Để biết lá phổi có đang khỏe mạnh hay không, các bạn cùng tham khảo và áp dụng một số bài test dưới đây.
Dưới đây là một số bài test tự kiểm tra sức khỏe của phổi đơn giản, dễ dàng áp dụng tại nhà mà các bạn có thể tham khảo.
Ngược lại nếu bạn cần phải dừng lại để nghỉ ngơi do cảm thấy khó thở, rất có thể chức năng phổi của bạn đang không được tốt.
Những bài test kiểm tra sức khỏe lá phổi
Bài tập leo cầu thang
Bài tập leo cầu thang có thể kiểm tra sức khỏe lá phổi khá tốt. Cụ thể, bạn hãy thực hiện đi thang bộ từ tầng 1 lên tầng 3 với tốc độ bình thường. Nếu bạn không cần phải dừng lại nghỉ ngơi, không xuất hiện dấu hiệu thở dốc, điều này chứng tỏ phổi của bạn đang khá ổn định.Ngược lại nếu bạn cần phải dừng lại để nghỉ ngơi do cảm thấy khó thở, rất có thể chức năng phổi của bạn đang không được tốt.
Bài tập chạy tại chỗ
Bài tập này cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần chạy tại chỗ với tốc độ vừa phải cho đến khi thấy mệt và phải dừng lại.Sau khi dừng từ 5 đến 6 phút, nếu bạn thấy cơ thể không mệt mỏi, không thở dốc, đây là dấu hiệu cho biết sức khỏe phổi của bạn đang ổn định. Tuy nhiên, nếu bạn cần nhiều thời gian hơn để trở lại bình thường như từ 10-15 phút, rất có thể chức năng phổi của bạn đang không được tốt.
Phương pháp thổi nến
Với bài test này, trước hết, bạn cần chuẩn bị một cây nến, thắp sáng nến và đặt ở xa chỗ bạn đứng khoảng 15cm, ngang với tầm thổi. Sau đó, bạn thực hiện thổi nến. Nếu bạn có thể thổi một hơi khiến cho nến tắt, điều này cho thấy chức năng phổi của bạn đang ở mức ổn.Tuy nhiên, nếu bạn phải thổi vài lần nhưng lửa vẫn không tắt, đây chính là dấu hiệu của phối yếu bạn không nên chủ quan và cho thấy sức khoẻ của bạn có thể đang gặp vấn đề.
Thăm khám để biết chính xác tình trạng lá phổi
Về cơ bản, những phương pháp tự kiểm tra phổi nói trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để kiểm tra chính xác tình trạng sức khỏe lá phổi, các bạn nên tìm đến các cơ sở y tế. Tại đây, bạn sẽ được các bác sĩ thăm khám và hướng dẫn thực hiện một số xét nghiệm cụ thể:- Khám lâm sàng: Đây là bước thăm khám đầu tiên, bác sĩ sẽ nghe phổi và khai thác một số thông tin về triệu chứng, tiền sử bệnh trong gia đình,…
- Chụp X-quang phổi: Thông qua kết quả chụp X-quang sẽ giúp bác sĩ quan sát và nhận biết chính xác một số biểu hiện bất thường ở phổi.
- Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực: Nếu kết quả chụp X-quang phổi cho thấy nghi ngờ về các tổn thương bất thường ở phổi, các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân chụp cắt lớp vi tính lồng ngực để phát hiện tổn thương chính xác hơn.
- Lấy mẫu xét nghiệm đờm, máu của bệnh nhân trong những trường hợp cần thiết.
Làm thế nào để có lá phổi khỏe mạnh
Để có một lá phổi khỏe mạnh, bạn nên áp dụng những biện pháp bổ phổi dưới đây:- Tránh xa khói thuốc lá do những người hút thuốc lá hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá là những người có nguy cơ cao mắc các bệnh về phổi, nghiêm trọng nhất là ung thư phổi.
- Tập thể dục thường xuyên giúp phổi được rèn luyện, khỏe mạnh hơn nhờ khả năng kích thích trao đổi khí mạnh mẽ.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như hóa chất, khói bụi…
- Bổ sung những thực phẩm lành mạnh và uống nhiều nước mỗi ngày để các hoạt động trong phổi diễn ra nhịp nhàng hơn.
Sử dụng Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông
Đây là sản phẩm được tạo nên từ những bài thuốc bổ phổi 100% bằng thảo dược tự nhiên như Thiên môn đông, trần bì, bình vôi, gừng, kinh giới… có khả năng làm mát phổi, giúp khí trong phổi lưu thông tốt và trị ho khan, ho có đờm, miệng khô, họng sưng đau, viêm phổi...- Bách bộ giúp tác động vào kinh Phế, có công dụng ôn phế, nhuận phế, giảm ho nhất là ho lâu ngày.
- Tang bạch bì tập trung vào vào kinh Phế để góp phần làm thanh Phế, bình suyễn lợi thủy tiêu thũng, giúp giảm ho do suyễn, thông khí.
- Bình vôi là dược liệu mang tính lương, vào kinh Can, Tỳ giúp an thần, tuyên Phế, giúp giảm đau đầu, ho có đờm, ho suyễn, thông khí, dễ thở.
- Gừng mang vị cay, tính ấm, vào ba kinh Phế, Tỳ và Vị để ôn trung, tán hàn, bồi dương, thông mạch, trừ đàm, ho suyễn.
- Kinh giới mang vị cay, hơi đắng và tính ấm có công dụng giải biểu, khu phong, giúp giải cảm mạo, phong hàn, phong nhiệt, giảm đau họng.
- Bạc hà cũng có vị cay, tính mát, vào các kinh Phế để phong nhiệt, ra mồ hôi, giảm uất, trị chứng đau bụng, bụng đầy, chứng ăn không tiêu, làm dịu cổ họng, thông mũ
0 comments:
Đăng nhận xét