Cảnh giác khi bị ho về đêm kéo dài. Nhiều người có triệu chúng ho về đêm và sáng sớm, đây là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo sức khỏe đang xuống cấp. Đọc ngay bài viết sau đây để tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị bệnh ho về đêm và gần sáng.
Ho nhiều về đêm và sáng sớm là bệnh gì?
Ho nhiều về đêm và sáng sớm bao gồm cả ho khan và ho có đờm, có dịch, thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ, người trung niên, người lớn tuổi, người có hệ hô hấp yếu. Nếu tình trạng này chỉ diễn ra dưới 1 tuần dưới tác động của thuốc ho hoặc tự khỏi thì không phải là trường hợp đáng lo ngại hay gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm họng, viêm xoang, viêm mũi thông thường do nhiều yếu tố gây ra như vi khuẩn, do nói nhiều, thói quen há miệng khi ngủ, bỏng miệng, v.v.
Tuy nhiên nếu người ho đã dùng các cách trị ho mà vẫn gặp tình trạng ho kéo dài không dứt từ 2, 3 tuần hay tình hình tăng nặng, hãy chú ý vì bạn rất có thể đang nhiễm một số căn bệnh như dưới đây:
Các bệnh về hô hấp – cổ họng
Thông thường chỉ điều trị vài ngày thì viêm họng sẽ hết hẳn tuy nhiên khi dai dẳng và thường xuyên thì đó là trường hợp viêm họng mãn tính. Viêm họng mãn tính gồm 4 thể: viêm họng hạt, viêm họng sung huyết, viêm họng xuất tiết, viêm họng teo. Viêm họng mãn tính có thể là triệu chứng của nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư vòm họng, trào ngược dạ dày, viêm xoang mãn tính, viêm amidan mãn tính,v.v…
Bên cạnh đó là bệnh hen suyễn – một căn bệnh mãn tính mà người bệnh phải chung sống gần như cả đời cũng có biểu hiện ho nhiều về đêm và sáng sớm đi kèm với chứng rất khó thở do đường thở bị thu hẹp và hơi thở nhanh, gấp gáp. Dù rất thấp nhưng hen suyễn vẫn có khả năng gây tử vong hay dẫn tới biến chứng nặng nên vẫn cần theo dõi sát sao và người bệnh phải uống thuốc, điều trị theo lời khuyên của bác sĩ chuyên môn.
Ở thể nhẹ nhất là các dạng dị ứng như dị ứng khói thuốc, dị ứng phấn hoa, dị ứng thời tiết,v.v.. cũng khiến người bệnh ho nhiều về đêm và sáng, nếu không điều trị sớm và điều trị dứt điểm thì dễ dẫn tới viêm họng mãn tính nên cũng cần chú ý.
Các bệnh liên quan tới nội tạng
Ngoài các vấn đề với đường hô hấp, ho nhiều về đêm và sáng sớm cũng có thể cảnh báo một số căn bệnh về nội tạng như trào ngược dạ dày thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản thường gây ho nhiều đi kèm với nôn, ợ hơi, đau tức ngực v.v.., thường thì triệu chứng ho và nôn không xảy ra ngay sau khi ăn mà vào thời điểm rạng sáng. Căn bệnh này cần theo dõi sát sao vì có nguy cơ cao dẫn tới nhiều căn bệnh nguy hiểm khác (viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày thực quản,v.v..), vì vậy khi xuất hiện những triệu chứng không bình thường đi kèm, người bệnh nên tới bệnh viện sớm để khám và chữa trị. Việc tới bệnh viện sớm sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh và giảm mức độ nguy hiểm của bệnh.
Các bệnh liên quan tới vi khuẩn
Đờm là dịch tiết tự nhiên của cơ thể cụ thể là tại đường hô hấp, có tác dụng như một chiếc bẫy kết dính dùng để tập trung những vi khuẩn xâm nhập, trong đờm còn chứa sẵn các bạch cầu, tiểu cầu để tiêu diệt những vi sinh ngoại lai này. Ho có nhiều đờm xanh vàng về đêm và sáng sớm cũng chính là biểu hiện cơ thể đang bị nhiễm khuẩn. Đối với trường hợp này thì súc miệng và vệ sinh răng miệng thường xuyên đi kèm với uống thuốc kháng sinh có thể mau khỏi. Để chắc chắn, hãy nêu rõ các hiện tượng khác kèm theo nếu có với bác sĩ kê thuốc/ dược sĩ để được tư vấn dòng thuốc phù hợp nhất.
Tuy nhiên, có một số loại vi khuẩn rất đáng chú ý là vi khuẩn lao và các virus dẫn tới viêm phổi, không chỉ ho nhiều về đêm và sáng sớm, người bệnh thường có thêm biểu hiện như ho ra máu, chán ăn mệt mỏi, cảm thấy đau ở lưng phía mạn phổi, mất sức, sụt cân mất kiểm soát v.v…khi bị viêm phổi hay lao phổi. Viêm phổi do vi khuẩn thường dễ chữa hơn so với virus, bởi đa số các loại virus đều không có thuốc đặc trị mà chỉ có thể kìm hãm chúng bằng vaccine phòng bệnh. Nếu không được chữa trị sớm, viêm phổi do virus rất dễ dẫn tới tử vong. Như tại thời điểm 2019-2020, đại dịch virus SARS-CoV2 đang là loại virus nguy hiểm nhất dẫn tới tình trạng viêm phổi, suy đường hô hấp cấp và dịch bệnh này đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng mỗi ngày trên thế giới.
Về lao phổi, bệnh được hình thành bởi vi khuẩn lao, dù lao phổi có 95% khả năng chữa khỏi nhưng vi khuẩn lao lại rất dễ kháng thuốc, cần điều trị vô cùng cẩn trọng trong thời gian dài. Giống như SARS-CoV2, lao phổi có khả năng truyền nhiễm cho những người xung quanh và có khả năng dẫn tới tử vong. Lao phổi thường có thêm biểu hiện đổ mồ hôi về đêm đi kèm ho nhiều.
Đối với các trường hợp viêm phổi do vi khuẩn và virus, bệnh nhân cần được vào viện gấp để chữa trị kịp thời, bệnh rất khó tự khỏi và cần điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Chữa ho nhiều về đêm và sáng sớm dứt điểm nhờ thuốc thảo mộc
Tình trạng ho nhiều về đêm và sáng sớm không chỉ là dấu hiệu của những bệnh lý về tạng phế mà nó còn liên quan mật thiết tới lục phủ ngũ tạng. Vậy ho về đêm uống thuốc gì? Để chữa dứt điểm thì nhất thiết cần hồi phục các cơ quan này, dứt điểm triệu chứng, hồi phục tổn thương, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Qua nhiều nghiên cứu và phát triển, Dược Bình Đông đã bào chế thành công sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi từ 100% thảo dược tự nhiên. Đây là bài thuốc trị ho đã nhận được sự tin tưởng rất lớn của người bệnh.
- Bách bộ có tác dụng giảm ho thông qua việc giảm tính hưng phấn của trung tâm hô hấp, ức chế phản xạ ho.
- Tang bạch bì, Kinh giới giúp bổ trợ cho tác dụng giảm ho.
- Thiên Môn Đông có tác dụng kháng viêm, làm giảm sưng viêm vùng họng, giúp tiêu đờm.
- Bạc hà có chứa nhiều tinh dầu đặc biệt là menthol giúp làm mát và sát khuẩn vùng hầu họng, làm dịu đi những cơn đau họng, giúp cổ họng người bệnh bớt đờm, dễ thở hơn.
- Gừng có tính ấm, giúp giữ ấm cơ thể.
0 comments:
Đăng nhận xét