Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2021

Bệnh viêm phế quản ho về đêm và cách chữa trị

Viêm phế quản là một trong số các bệnh lý về đường hô hấp thường gặp, có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Bệnh thường đi kèm nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó ho về đêm là một trong những vấn đề thường gặp hơn cả. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về vấn đề này, đặc biệt là giải pháp khắc phục hiệu quả.
Bệnh viêm phế quản ho về đêm có nguy hiểm không?

Một số dấu hiệu nhận biết viêm phế quản

Ngoài ho về đêm, viêm phế quản còn đi kèm một số dấu hiệu dễ nhận biết như sau:
  • Khó thở, thở khò khè: Khi thành phế quản bị phù nề, cơ trơn phế quản co thắt, lòng phế quản tiết ra dịch đờm sẽ gây ra tiếng thở khò khè.
  • Có đờm trong cổ họng: Khi đường hô hấp tiết dịch sẽ gây đờm trong cổ họng. Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh mà bệnh nhân có thể khạc ra đờm với nhiều màu sắc khác nhau như màu trắng đục, màu trắng trong, đờm lẫn máu, đờm vàng…
  • Đau tức ngực: Khi ho kéo dài, bệnh nhân sẽ có cảm giác bị đau ngực. Đôi khi, đây cũng là dấu hiệu khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng gây biến chứng như áp xe phổi, viêm màng phổi…
  • Sốt: Đa phần người bị viêm phế quản thường bị sốt nhẹ hoặc sốt cao.
  • Giải pháp giảm ho về đêm do viêm phế quản

Ho về đêm uống thuốc gì? Để giảm thiểu ho về đêm do viêm phế quản gây ra, người bệnh có thể áp dụng một số cách thức điều trị hiệu quả như sau:
  • Vệ sinh vùng mũi họng thường xuyên: Người bệnh nên súc miệng và vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên hàng ngày. Khi vi khuẩn trong mũi, miệng được tiêu diệt, tình trạng viêm sẽ giảm nhẹ dẫn đến dấu hiệu ho cũng giảm rõ rệt.
  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước vào ban ngày sẽ có tác dụng làm loãng chất nhầy trong mũi và đờm ở cổ họng. Nhờ đó mà sẽ giúp cơn ho giảm đi nhanh chóng.
  • Xoa dầu nóng vào huyệt dũng tuyền: Đây là cách thức trị ho vào ban đêm theo dân gian và theo y học cổ truyền với hiệu quả cao. Bạn hãy xác định huyệt dũng tuyền nằm ở vị trí lõm của hai lòng bàn chân. Khi thoa dầu nóng lên vùng huyệt này sẽ góp phần lưu thông khí huyết, góp phần giảm ho rõ rệt.
  • Dùng mật ong trước khi đi ngủ: Bạn có thể sử dụng một tách trà nóng cùng nước cốt chanh, kèm mật ong trước khi ngủ khoảng 60 phút. Điều này giúp giảm ho, làm co màng nhầy bên trong cổ họng và góp phần bảo vệ đường hô hấp hiệu quả.
Dùng mật ong trước khi đi ngủ giúp giảm ho.

Thiên Môn Bổ Phổi - Giải pháp cho viêm phế quản ho về đêm

Nếu bạn đang bị làm phiền bởi những cơn ho về đêm do viêm phế quản và đã áp dụng các giải pháp trên nhưng hiệu quả không cao. Bạn có thể cân nhắc sử dụng sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi của Dược Bình Đông. Đây là sản phẩm nổi tiếng thị trường với khả năng bổ phổi, hỗ trợ giảm ho khan, ho gió, ho đờm, đau rát họng.... trong thời gian ngắn.

Theo đó, sản phẩm thuốc bổ phổi này được tạo nên với thành phần chính là Thiên Môn Đông kết hợp cùng 10 loại thảo dược quý khác như Trần bì, bình vôi, Bách bộ, Tang bạch bì, Gừng, Kinh giới, Bạc hà, Actiso,...

Theo quan điểm Đông y, những thành phần này tập trung bổ phế âm, kiện tỳ ích khí, tán phong nhiệt, hóa đờm... nên phát huy tốt hiệu quả trong việc trị ho, giảm đau rát cổ họng, khàn tiếng. 
Thiên Môn Bổ Phổi hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản ho về đêm hiệu quả.

Trong khi đó, Y học hiện đại cũng chỉ ra công dụng của các thành phần có trong Thiên Môn Bổ Phổi. Nổi bật là Thiên môn đông có hàm lượng cao chất Methyl Protodioscin có khả năng giảm ho, viêm cuống phổi nhờ việc ức chế hoạt động của chất cytokine. Bạc hà, trần bì có chứa tinh dầu giúp giảm đau họng, khản giọng, trừ phong nhiệt, giảm nghẹt mũi. Bách bộ có chứa nhiều chất serotonin giúp ức chế trung tâm ho làm giảm ho khan, ho lâu ngày. Một số thành phần khác gồm bình vôi, gừng, kinh giới, Atiso… giúp an thần, lưu thông khí huyết, thanh nhiệt giải độc...

Trên đây là một số giải pháp khắc phục viêm phế quản ho về đêm. Nếu ho kéo dài không khỏi, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Việc xác định rõ nguyên nhân và chữa trị theo đúng phác đồ Tây y sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả, ngăn ngừa bệnh tái phát.

0 comments:

Đăng nhận xét