Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2021

Dấu hiệu sắp hành kinh và có thai có giống nhau không?

Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt và có thai là vấn đề được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Để biết hai hiện tượng này có dấu hiệu giống nhau hay không, những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ là điều mà các bạn không nên bỏ qua.

Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt và có thai liệu có giống nhau?


Khi sắp hành kinh và khi có thai, chị em phụ nữ thường xuất hiện một số dấu hiệu giống nhau như:

  • Đau đầu: Đau đầu có thể là triệu chứng thường gặp đầu thai kỳ. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ cũng bị đau đầu hoặc đau nửa đầu trước kỳ kinh nguyệt hoặc khi bị hội chứng tiền kinh nguyệt.
  • Đau lưng: Đây là dấu hiệu cho biết bạn sắp đến kỳ kinh nguyệt nhưng nó cũng có thể là một triệu chứng cho thấy đang mang thai.
  • Thay đổi tâm trạng: Dấu hiệu này có thể gặp ở cả hội chứng tiền kinh nguyệt và đầu thai kỳ, bao gồm trầm cảm, lo lắng, cáu kỉnh…
  • Táo bón: Khi hormone progesterone tăng cao có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa bao gồm táo bón.
  • Đi tiểu nhiều hơn: Phụ nữ có thể bị đi tiểu nhiều hơn nếu đang mang thai hoặc khi sắp hành kinh
  • Đau và căng vú: Đau, căng vú hoặc vú to lên có thể xảy ra trong thời kỳ đầu mang thai cũng như trước kỳ kinh nguyệt.
  • Chảy máu hoặc ra máu âm đạo: Chảy máu mức độ nhẹ đôi khi xảy ra vào khoảng thời gian phôi làm tổ vào tử cung trong giai đoạn đầu của thai kỳ nhưng cũng có thể xuất hiện vào đầu kỳ kinh.
  • Mệt mỏi: Mệt mỏi là vấn đề thường gặp ở phụ nữ trong giai đoạn đầu của thai kỳ nhưng nó cũng xuất hiện như một dấu hiệu khi chị em sắp “đến ngày”.
  • Chuột rút: Chuột rút và đau ở bụng hoặc vùng chậu xảy ra ở nhiều phụ nữ trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, một số phụ nữ mới mang thai giai đoạn đầu cũng có thể bị chuột rút nhẹ.
Tóm lại, các triệu chứng của thời kỳ đầu mang thai và sắp hành kinh có nhiều điểm tương đồng nên đôi khi có thể gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ sự thay đổi của cơ thể, nhất là trên các đối tượng có chu kỳ đều đặn, hai tình trạng này có thể phân biệt dễ dàng. Đồng thời, bạn có thể sử dụng que thử thai để biết chính xác mình đang có thai hay không.

Cần làm gì khi bị chậm kinh?

Chậm kinh là hiện tượng khi đến kỳ hành kinh nhưng vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt. Đây có thể là dấu hiệu của việc có thai hoặc do chu kỳ kinh nguyệt không đều. Trong trường hợp chậm kinh vài ngày nhưng không có thai, các bạn thường không cần quá lo lắng. Ngược lại, nếu tình trạng này kéo dài thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh phụ khoa hoặc rối loạn nội tiết tố. Vậy trong trường hợp này, bạn nên làm gì?

Trước tiên, bạn cần thăm khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân chậm kinh mà không có thai. Ngoài ra, bạn cũng nên tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, không tiêu thụ thức uống chứa caffeine hay cồn quá nhiều.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, điều độ, tuyệt đối không tăng tần suất hoặc mức độ bài tập một cách đột ngột.
  • Học cách thư giãn, đừng làm việc quá sức dẫn đến căng thẳng, lo âu.
  • Ngủ đủ giấc, không đột ngột thay đổi lịch sinh hoạt.
Ngoài ra, theo Y học cổ truyền, chậm kinh thường do huyết gặp hàn dẫn đến ngưng trệ, không lưu thông gây thống kinh, bế kinh, chậm kinh cũng như do khí huyết hư tổn, ứ trệ. Bởi vậy điều trị, chúng ta cần loại bỏ các nguyên nhân trên, giúp điều hòa, bồi bổ lại khí huyết trong cơ thể.

Hiện nay, Song Phụng Điều Kinh của Dược Bình Đông là sản phẩm bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh được nhiều người lựa chọn. Sản phẩm kế thừa từ bài thuốc cổ phương “Tứ vật thang” gồm thành phần là Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược, Thục địa, Ích mẫu, Bạch phục linh, Ngải diệp… Từ đây, sản phẩm có khả năng bổ khí, khí lưu thông, giúp hoạt huyết, thanh huyết nhiệt để điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh.

Về cơ bản, sắp có kinh và mang thai thường có những dấu hiệu tương đồng với nhau. Do đó, nếu thấy chậm kinh, bạn nên thử thai để biết mình có đang mang thai hay không, giúp áp dụng các giải pháp chăm sóc cơ thể sao cho phù hợp.

0 comments:

Đăng nhận xét