Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2020

Tiêu chuẩn 4c của kim cương - cách định giá kim cương cơ bản

Kim cương là một trong những loại đá quý cao cấp và có giá trị lớn. Việc sở hữu kim cương ngày nay vốn khá dễ dàng, nhưng để hiểu sâu hơn về chất lượng của chúng thì cần phải dựa vào nhiều yếu tố. Khi chọn kim cương, bên cạnh giá trị là điều nhiều người quan tâm, bạn còn phải lưu ý đến tiêu chuẩn 4c - cách định giá kim cương cơ bản. Vậy tiêu chuẩn 4c của kim cương thật ra là gì, hãy cùng đọc qua bài chia sẻ dưới đây nhé.

Tiêu chuẩn 4c phân cấp chất lượng kim cương

Tiêu chuẩn 4c là gì?

4C là viết tắt của “color” (màu sắc), “carat” (trọng lượng), “cut” (cách cắt) và “clarity” (độ trong). Quy tắc 4C đóng một vai trò quan trọng và quyết định trong việc định giá một viên kim cương trên thị trường trang sức.

Hiểu rõ hơn về 4c

1. Cut (cách cắt): Cách cắt kim cương là một trong những yếu tố quan trọng nhất, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến vẻ đẹp của viên kim cương cũng như độ sáng, các mặt đối xứng và độ tán sắc của kim cương.

Theo GIA, độ cắt mài kim cương được chia thành 5 cấp độ riêng từ hoàn hảo (Excellent), rất đẹp (Very good), đẹp (Good), khá (Fair) đến kém (Poor). Sở dĩ nó quan trọng như vậy vì cách cắt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ chiếu sáng và độ lửa của kim cương. 

Ví dụ một viên kim cương có màu rất đẹp, độ tinh khiết cao, nhưng cắt quá dày hoặc quá nông sẽ gây mất sáng, viên kim cương sẽ tối và độ lấp lánh sẽ giảm, làm giảm giá trị của viên đá. Và ngược lại, một viên kim cương được cắt mài hoàn hảo sẽ cho ra độ chiếu sáng cao, giá trị cũng vì thế mà tăng.

Hình 1
2. Color (màu sắc) : 

Sau cách cắt thì màu của kim cương là yếu tố quan trọng thứ hai, được GIA phân thành 5 nhóm từ không màu (colorless) đến vàng âu nhạt (Light). GIA sử dụng các ký tự chữ cái latin đại diện cho các cấp màu bắt đầu là D và cuối cùng là Z. Thang chia này thường có tên gọi “D - Z Color scale”.

Hình 2
3. Clarity (độ tinh khiết)

Độ tinh khiết hay còn được gọi là độ trong, được chia thành 5 nhóm với 11 cấp độ khác nhau. Độ tinh khiết được đánh giá dựa vào kết quả khi nhìn dưới kính lúp 10 lần, số lượng của các vết trầy xước, màu sắc và vị trí của những vết gãy, tất cả đều được dùng để đánh giá kim cương mà nhìn bằng mắt thường sẽ rất khó nhìn thấy. Tuy nhiên, độ tinh khiết thường không ảnh hưởng đến vẻ đẹp bên ngoài của viên kim cương, nhưng để chắc chắn hơn bạn nên cân nhắc việc mua viên kim cương cấp VS1 hoặc cao hơn.
Hình 3
4. Carat (trọng lượng)

Carat được đề cập đến là trọng lượng đá quý chứ không phải kích thước của nó. 

Ví dụ: Một carat bằng 0.2 gram hay 200 miligram. Ngoài ra đơn vị Carat còn được qui đổi ra point đối với những viên kim cương nhỏ hơn 1 carat. 1 carat= 100 point VD: Kim cương nặng 0.75 carat = 75 point. 
Hình 4
Bên cạnh đó, khi mua kim cương bạn cần chú ý đến cách cắt mài và trọng lượng để viên kim cương có giá trị và đẹp nhất. Ví dụ, trọng lượng kim cương sẽ không có nghĩa gì nếu việc cắt tỉa không chuẩn, nhưng một viên kim cương nhỏ hơn sẽ vẫn có giá trị hơn nếu nó được cắt tỉa tốt, độ tinh khiết cao.

Để sở hữu một viên kim cương cho bản thân thật sự không đơn giản. Hy vọng bài viết tiêu chuẩn 4c của kim cương trên sẽ giúp bạn có nắm vững những thông tin hữu ích từ đó sẽ có những quyết định đầu tư đúng đắn cho mình.

Bạn hãy xem thêm: 

0 comments:

Đăng nhận xét