Thứ Ba, 13 tháng 7, 2021

Bị bầm tím sau khi tiêm filler thì nên làm gì?

Tiêm filler là một trong những phương pháp làm đẹp được nhiều người ưa chuộng có thể giúp trẻ hoá làn da, chỉnh sửa khuyết điểm trên cơ thể như mũi, môi… Tuy nhiên, sau khi tiêm filler thường hay xuất hiện bầm tím ngay vết tiêm khiến nhiều người cảm thấy mất thẩm mỹ, khó chịu. Vậy nên, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách giải quyết vết bầm tím sau khi tiêm filler.
Bị bầm tím sau khi tiêm filler thì nên làm gì.

Điểm qua một chút về việc tiêm filler

Filler thực chất là một chất lỏng có thành phần chính là HA (hyaluronic acid), khi tiêm vào cơ thể chất này có tác dụng làm đầy những vùng lõm trên cơ thể. Sau khi tiêm, chất này giúp làm vùng da căng lên, nâng đỡ giúp trẻ hoá, định hình và chỉnh sửa khuyết điểm trên cơ thể. Thông thường việc tiêm filler không gây đau hay để lại sẹo, nhưng lại gây ra các vết bầm tím sau khi tiêm.

Theo các chuyên gia, mặc dù tiêm filler là phương pháp thẩm mỹ không xâm lấn, không phẫu thuật nhưng quá trình sử dụng đầu kim chuyên dụng, đưa trực tiếp chất làm đầy filler vào trong cơ thể vẫn có những tổn thương ở mô mềm. Sau khi tiêm có thể xuất hiện xuất huyết, bầm tím, đau nhức ở vùng tiêm.

Nguyên nhân xuất hiện bầm tím sau khi tiêm filler

  • Tay nghề của bác sĩ hoặc chuyên viên kém
  • Tiêm filler quá đặc. Thông thường, nếu tiêm filler đặc phải dùng kim tiêm có kích thước lớn, điều này dễ gây ra vết bầm sau khi tiêm.
  • Sử dụng thuốc đông máu trước khi tiêm filler
  • Tiêm nhầm filler không đạt chất lượng
  • Do cơ địa mỗi người
Thông thường, các vết bầm tím sau khi tiêm filler thường biến mất sau khoảng vài giờ, lâu nhất là 1 – 2 ngày. Trong trường hợp nếu kéo dài 3 – 4 ngày không hết, kèm theo dấu hiệu đau nhức, mưng mủ thì có thể bạn đang gặp biến chứng sau khi tiêm, lúc này hãy liên hệ ngay với bác sĩ để kiểm tra.

Một vài cách giảm bầm tím nhanh sau khi tiêm filler

Thực tế, các vết bầm tím sẽ tự hết sau 1 – 2 ngày, nhưng nếu bạn muốn vết bầm tan nhanh hơn để không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, sinh hoạt thì có thể áp dụng một vài cách làm tan máu bầm dưới đây.
  • Chườm lạnh trong vòng 48 giờ sau khi tiêm filler. Hãy sử dụng túi chườm chuyên dụng cho đá vào và đắp lên da, mỗi lần chườm khoảng 5 phút. Cứ 30 phút đến 1 tiếng chườm 1 lần. Lưu ý là không dùng đá đắp trực tiếp lên da.
Chườm lạnh trong vòng 48 giờ sau khi tiêm filler.
  • Đắp túi trà lên da để giảm sưng sau khi tiêm filler. Bạn lấy túi trà ngâm trong nước ấm khoảng vài phút. Sau đó lấy túi trà ra, để nguội và đắp lên vùng da bị bầm tím.
  • Dùng sản phẩm thuốc tan máu bầm Trật Đả Hoàn của Công ty Dược Bình Đông. Đây là sản phẩm thuốc giảm sưng tan máu bầm có nguồn gốc 100% từ thảo dược như Đương quy, Hồng hoa, Nhũ hương, Một Dược và Đại hoàn với tác dụng tiêu sưng, tiêu huyết ứ, giảm đau, giúp làm tan nhanh các vết bầm tím, máu tụ dưới da do va đập, bị té ngã, tai nạn lao động, hoạt động thể thao hàng ngày hoặc sau phẫu thuật. Đặc biệt, nhờ chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên nên bạn có thể an tâm khi sử dụng mà không lo về tác dụng phụ. Thuốc uống tan máu bầm Trật Đả Hoàn là một trong những sản phẩm được người dùng vô cùng ưa chuộng trong thời gian qua.
Thuốc uống tan máu bầm Trật Đả Hoàn.

Lưu ý sau khi tiêm filler

Mặc dù tiêm filler tốn nhiều thời gian nghỉ dưỡng, sau khi tiêm có thể sinh hoạt bình thường. Thế nhưng, để giảm nhanh vết bầm, tăng hiệu quả sau khi tiêm filler thì bạn nên tuân thủ chế độ chăm sóc sau khi tiêm filler như:
  • Không tác động mạnh, sờ nắn, massage, xông hơi tại vùng da bị bầm tím
  • Hạn chế chơi thể thao nặng trong 2 tuần sau khi tiêm
  • Giữ đầu luôn thẳng, không nằm cuối, nằm sấp
  • Không bổ sung các loại thực phẩm gây sưng tấy như xôi nếp, hải sản, rau muống, thịt bò, gà.
  • Không thức quá khuya, ngủ đủ giấc
  • Hạn chế sử dụng cà phê, thuốc lá, bia rượu
  • Bổ sung một chế độ ăn khoa học với nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm tốt cho sức khỏe và uống nhiều nước để tăng cường quá trình tái tạo da sau khi tiêm filler.
Ngoài ra, trước khi tiêm filler thì bạn nên tìm hiểu kỹ loại filler cần tiêm và địa chỉ uy tín để hạn chế bị biến chứng, gây bầm tím, sưng đau. Ngoài việc mua thuốc chống sưng và tan máu bầm bạn cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra, xác định bệnh lý cũng như được hướng dẫn điều trị tốt nhất. Trên đây là những hướng dẫn cơ bản giúp giảm bầm tím sau khi tiêm filler, hy vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.

0 comments:

Đăng nhận xét